Các triết lý và các nghiên cứu Thiết_kế

Không thể kể hết được các triết lý về định hướng thiết kế khi mà các giá trị thiết kế và các phương diện kéo theo của chúng trong thiết kế hiện đại luôn biến đổi, cả giữa các trường phái tư duy khác nhau lẫn giữa các nhà thiết kế thực hành.[25] Mục đích thiết kế thường được xác định bởi các triết lý thiết kế. Một mục đích có thể thuộc phạm vi từ giải quyết vấn đề cá nhân ít quan trọng nhất, cho đến những mục đích không tưởng có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Mục đích thiết kế thường dùng để định hướng thiết kế. Tuy nhiên, tranh chấp giữa các mục đích nhất thời và thứ yếu có thể dẫn đến chất vấn về mục đích thiết kế, cũng có thể dẫn đến thiết lập những mục tiêu dài hạn hơn hoặc mục tiêu sau cùng. John Heskett, một tác giả người Anh viết về thiết kế đòi hỏi, "Thiết kế, khi đã tháo bỏ hết để trở về với bản chất của chính nó, có thể được liên tưởng tới bản tính loài người khi họ tạo dựng và định hình môi trường sống mà không cần những yếu tố tiền lệ, nó phục vụ chính nhu cầu và mang lại ý nghĩa cuộc sống cho họ."[26]

Các triết lý định hướng thiết kế

Các triết lý thiết kế là những quy tắc định hướng nền tảng giúp các nhà thiết kế tiếp cận thực hành của họ. Những phê phán về văn minh vật chất hay những lo ngại về môi trường (thiết kế bền vững) có thể định hướng một triết lý thiết kế. Có thể lấy một ví dụ là tuyên ngôn "First Things First 2000 a design manifesto" được tuyên bố với cộng đồng thiết kế đồ họa, trong đó khẳng định "Chúng tôi đề xuất một sự hoán đổi quyền ưu tiên của các hình thức truyền thông hữu ích hơn, bền vững hơn và dân chủ hơn – một tư duy tách rời khỏi tiếp thị sản phẩm, hướng tới khám phá và sản xuất một dạng ý nghĩa mới. Phạm vi của tranh luận đang thu hẹp dần; nó phải được mở rộng. Chủ nghĩa tiêu thụ hiện nay chiếm vị thế không thể tranh giành; nó phải được thử thách bởi những quan điểm biểu hiện khác, phần nào thông qua ngôn ngữ thị giác và các nguồn tài nguyên thiết kế."[27]

Trong cuốn "The Sciences of the Artificial" của học giả Herbert A. Simon, tác giả khẳng định thiết kế sẽ trở thành một liên kết meta-discipline (tạm dịch: siêu ngành) với tất cả các ngành chuyên môn. "Kỹ sư không còn là những nhà thiết kế chuyên nghiệp duy nhất. Tất cả những người thực hành thiết kế đều đã có hành động nào đó hướng tới việc thay đổi các tình huống hiện thời theo hướng tích cực. Hành động có tri thức nhằm làm ra các đồ tạo tác có tính vật chất không khác biệt cơ bản so với việc kê đơn thuốc cho một bệnh nhân hoặc lập một kế hoạch bán hàng cho công ty, hoặc ban hành chính sách phúc lợi xã hội cho một thành phố. Thiết kế, từ đó có thể hiểu, là cốt lõi của mọi chương trình đào tạo chuyên nghiệp; là dấu ấn chủ yếu nhằm phân biệt các nghề nghiệp chuyên môn với nghiên cứu khoa học. Các trường đào tạo về kỹ thuật, cũng như kiến trúc, kinh doanh, giáo dục, luật, hay dược, đều có liên quan mật thiết đến quy trình thiết kế."[28]

Các cách tiếp cận thiết kế

Cách tiếp cận thiết kế là một triết lý chung có thể hoặc không bao gồm hướng dẫn cho các phương pháp cụ thể. Một số cách sẽ dẫn hướng đến mục tiêu bao quát của thiết kế. Các tiếp cận khác là định hướng cho khuynh hướng của nhà thiết kế. Một sự kết hợp các cách tiếp cận có thể được sử dụng nếu chúng không xung đột lẫn nhau.

Một số phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Thiết kế hệ thống công nghệ xã hội, một triết lý và công cụ cho việc thiết kế có sự tham gia của việc sắp xếp công việc và các quá trình hỗ trợ - nhằm mục đích tổ chức, chất lượng, an toàn, kinh tế và yêu cầu của khách hàng trong các quy trình làm việc cốt lõi, chất lượng kinh nghiệm của người dân trong công việc và nhu cầu của xã hội.
  • Nguyên tắc KISS (Keep it Simple Stupid) cố gắng để loại bỏ các biến chứng không cần thiết.
  • Có nhiều hơn một cách để làm điều đó (There is more than one way to do it - TIMTOWTDI), một triết lý cho phép nhiều phương pháp xử lý cùng một việc.
  • Thiết kế lấy mục đích làm trung tâm, tập trung vào các mục tiêu và nhiệm vụ liên quan đến việc sử dụng các đồ tạo tác, thay vì tập trung vào người dùng cuối.
  • Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, tập trung vào các nhu cầu, mong muốn, và nhược điểm của người dùng cuối.
  • Thiết kế có tính phản biện sử dụng các hiện vật đã được thiết kế như một phản biện hoặc phê bình về các giá trị, đạo đức và thực hành tồn tại trong văn hoá.
  • Thiết kế dịch vụ thiết kế hoặc tổ chức trải nghiệm xung quanh sản phẩm và dịch vụ liên quan đến việc sử dụng sản phẩm.
  • Thiết kế xuyên thế hệ, thực hành tạo ra sản phẩm và môi trường tương thích với những suy giảm thể chất và cảm giác liên quan đến sự lão hóa của con người và những tác nhân hạn chế các hoạt động chính của cuộc sống hàng ngày.
  • Thiết kế đầu cơ, quá trình thiết kế đầu cơ không nhất thiết phải xác định một vấn đề cụ thể để giải quyết, nhưng thiết lập một điểm khởi đầu khiêu khích từ đó một quá trình thiết kế xuất hiện. Kết quả là sự tiến hóa của phép lặp và sự phản chiếu biến đổi bằng cách sử dụng các đối tượng được thiết kế để kích động các câu hỏi và kích thích thảo luận trong các môi trường học thuật và nghiên cứu.

Các phương pháp thiết kế

Các phương pháp thiết kế là một phạm vi rộng, trong đó tập trung vào:

  • Khám phá các khả năng và khó khăn bằng cách tập trung các kỹ năng tư duy phản biện để nghiên cứu và xác định không gian có vấn đề cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có - hoặc tạo các loại mới (xem Brainstorming).
  • Xác định lại các đặc điểm của các giải pháp thiết kế có thể dẫn đến các hướng dẫn tốt hơn cho các hoạt động thiết kế truyền thống (đồ hoạ, công nghiệp, kiến trúc...).
  • Quản lý quá trình khám phá, xác định, tạo hiện vật liên tục qua thời gian.
  • Tạo mẫu các kịch bản có thể, hoặc các giải pháp tăng dần hoặc cải thiện đáng kể tình trạng kế thừa.
  • Trendspotting, hiểu được quy trình theo xu hướng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiết_kế http://webyes.com.br/wp-content/uploads/ebooks/boo... http://ux.perfectial.com/process/ http://dictionary.reference.com/browse/design http://dictionary.reference.com/browse/engineering http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.uxbooth.com/categories/visual-design/ http://maxbruinsma.nl/index1.html?ftf2000.htm http://www.agilemanifesto.org/ //dx.doi.org/10.1080%2F09544820010000962